Quy trình AN TOÀN SINH HỌC phòng dịch tả heo châu phi (ASF)

08/03/2019

An toàn sinh học là vấn đề cấp thiết trước những diễn biến phức tạp của dịch tả heo trâu phi hiện nay, vì vậy người chăn nuôi cần phải quan tâm đến an toàn sinh học cho trang trại của mình ngay từ bây giờ nhé.

1. Thiết kế khu vực ra vào trại theo tiêu chuẩn “an toàn sinh học”
Phân chia khu vực sạch và bẩn rõ ràng, quần áo, giày ủng của hai bên sạch và bẩn phải cách ly nhau.
Tiêu chuẩn là sử dụng lối đi Danish:

(A): Luôn đi vào khu vực chăn nuôi qua lối đi Danish.
(B): Cởi bỏ quần áo bên ngoài, giày, dép ở khu vực bẩn.
(C) Sát trùng tay bằng nước sát trùng hoặc xà phòng, bước qua rào chắn bằng chân không vào khu vực sạch.
(D) Đi giày, quần áo lấy ở khu vực sạch.
(E) Đi vào khu vực chăn nuôi.
Lối đi Danish: Dùng làm lối đi cho công nhân, khách viếng thăm và chuyển dụng cụ chăn nuôi từ ngoài vào khu vực chuồng nuôi.
2. Sát trùng, sát trùng và sát trùng
Lựa chọn thuốc sát trùng nhạy cảm với virus dịch tả heo châu phi:
Các chất sát trùng nhạy cảm với virus dịch tả heo châu phi theo khuyến cáo của OIE như: NaOH 8 phần nghìn, hypochlorites- 2.3% clo, formalin 3 phần nghìn, 3% ortho-phenylphenol, hợp chất I-ốt, hợp chất amoni bậc bốn, Glutaraldehyde (FAO).

Fomandes, IF-100 và Antisep chứa thành phần tiêu diệt triệt để dịch tả heo châu phi:
Formandes: Formalin – Glutaraldehyde – Benzalkonium chlorid (hợp chất amoni bậc 4)
IF-100: Povidone-iodine
Antisep: Iodine + Potassium iodide
Phun sát trùng bắt đầu từ khu vực sạch đến bẩn, không phun theo chiều ngược lại. Pha Formades liều 100 ml vào 10 lit nước (1:100), có thể sử dụng phun cho 30 m2 chuồng nuôi
Dụng cụ chăn nuôi rửa sạch, giày, ủng, quần áo ngâm nước có pha thuốc sát trùng, pha Formades với liều 100 ml vào 10 lit nước (1:100), ngâm trong 30 phút đến 1 giờ.
Kiểm soát xe cộ, khách thăm viếng ra vào trại, xe vào trại phải đi qua hố pha thuốc sát trùng Formades
Khi sát trùng bên trong chuồng nuôi dùng chất sát trùng chứa hợp chất iodine để tránh kích ứng heo. Sử dụng IF-100 hoặc Antisep liều 3 ml/1 lít nước, 2 -4 lít nước pha/ 100 m2 nền chuồng.
3. Xử lý nguồn nước uống
Sử dụng sản phẩm chứa axit hữu cơ Novicid ESL làm giảm pH nguồn nước uống, tác dụng bất hoạt virus dịch tả heo châu phi:
+ Xử lý nước uống liều 0,3–3 ml/1 lít nước uống
+ Vệ sinh hệ thống ống dẫn nước uống: 1 lít/1000m3 nước
4. Nâng cao sức khỏe đàn heo
+ Tiêm chủng đầy đủ các loại vaccine như dịch tả heo, suyễn heo, PRRS…
+ Giảm các yếu tố stress: stress nhiệt, mật độ đàn, di chuyển heo, tránh nhập đàn mới trong thời gian có dịch bệnh.
+ Bổ sung sản phẩm bổ trợ trong giai đoạn nhạy cảm như: sau cai sữa, chuyển chuồng, nái trước đẻ 1 tuần, nái chờ phối. Sử dụng Circolin liều 300 g/100 kg thức ăn, GCW liều 1 -3 kg/tấn TĂ giúp nâng cao sức đề kháng.

5. Không sử dụng thức ăn thừa của người cho heo ăn, không mang thịt heo hoặc các sản phẩm từ heo vào trại.
Sức đề kháng của virus trong môi trường cao, đặc biệt trong thịt và các sản phẩm từ thịt heo (18 tháng trong máu, 150 ngày trong thịt heo giữ ở nhiệt độ 4oC và 140 ngày trong thịt ướp muối). Vì vậy nguy cơ virus tồn tại trong thức ăn thừa của con người là rất cao.

6. Xử lý phân, xác động vật chết đùng quy đinh
Phân và xác động vật chết không được đi qua lối đi Danish
Phân nên được ủ sinh học ở khu vực riêng.
Khi có dịch xác động vật, phân và chất tiết nên được chôn dưới đất trước và sau khi chôn rắc vôi và phun sát trùng lên hố chôn.
7. Tuyệt đối không:
+ Vận chuyển heo trong vùng có dịch.
+ Nhập đàn mới trong thời gian có dịch.
Khi phát hiện bệnh không được bán chạy heo ốm, không vứt xác heo chết ra môi trường, phải báo ngay cho chính quyền địa phương để khoanh vùng xử lý.
8. Xây dựng hàng rào xung quanh trại, ngăn chuột, côn trùng và động vật hoang dã vào trại.

Trả lời