Cách phòng chống tai biến do kháng sinh

21/09/2018

Tất cả các loại kháng sinh dùng trong chăn nuôi gia súc, gia cầm đều có khả năng gây sốc phản vệ và dễ dẫn đến các tai biến gây nên những hậu quả nghiêm trọng. Vì vậy để phòng tránh tai biến do kháng sinh gây ra người chăn nuôi nên thử phản ứng (test) trước khi dùng cho vật nuôi bằng các phương pháp sau:

1. Test nhỏ giọt
Sát trùng da bụng bằng cồn 700 nhỏ trên da 1 giọt dung dịch muối đẳng trương (0,9%) cạnh đó 4 cm nhỏ 1 giọt kháng sinh (1 ml có 2 vạn đơn vị). Sau 10 – 20 phút nếu ở giọt nhỏ kháng sinh có các biểu hiện ban đỏ, phù nề, mẩn ngứa.
Kết luận: Test nhỏ giọt (+) tính. Không dùng kháng sinh này để tiêm cho gia súc đó được.
2.Test lẩy da
Test lẩy da nhạy hơn tét nhỏ giọt 100 lần, sát trùng vùng da bụng bằng cồn 700. Nhỏ 1 giọt dịch muối đẳng trương (0,9%), cách đó 4 cm nhỏ tiếp 1 giọt dung dịch kháng sinh (1 ml có 1 vạn đơn vị). Đặt kim tiêm vô trùng trên mặt da (ở vùng có các giọt dung dịch) thành góc 450 chọc nhẹ đầu kim vào da sâu độ 1 – 1,5mm không làm chảy máu, chỉ là một chấm xuất huyết nhỏ.
Sau 10 – 20 phút. ở vùng có kháng sinh, nếu có sẩn mề đay với đường kính lớn hơn 5 mm thì kết luận: Test lẩy da dương (+) tính, gia súc có dị ứng với kháng sinh này, không dùng để điều trị được.

3.Test kích thích
Qua niêm mạc mũi: Nhỏ 2 – 3 giọt dung dịch muối đẳng trương (0,9%) vào lỗ mũi bên phải. Sau 5 – 10 phút nếu không có phản ứng gì (hắt hơi, xổ mũi) thì lấy bông tẩm dung dịch kháng sinh (1 ml có 1 vạn đơn vị) đặt vào lỗ mũi bên trái. Nếu 5 – 10 phút xuất hiện các triệu chứng: ngứa mũi, hắt hơi, chảy nước mũi, khó thở thì kết luận: Test kích thích dương (+) tính. Gia súc không dùng kháng sinh này để điều trị được. Sau đó rửa sạch
Dưới lưỡi: Đặt dưới lưỡi một liều thuốc kháng sinh (bằng 1/4 liều điều trị) thường là 1/4 – 1/2 viên. Sau 10 – 20 phút nếu có các triệu chứng: phù lưỡi, phù môi ngứa mồm ban đỏ thì kết luận: Test dưới lưỡi dương (+) tính. Gia súc không dùng được kháng sinh này. Sau đó rửa miệng ngay bằng nước sạch.

Trả lời