Những ảnh hưởng gây hại của tress trên gia cầm sẽ ảnh hưởng lớn đến tốc độ sinh trưởng, quá trình sản xuất trứng giảm và chất lượng thịt và trứng kém… Vì thế, người chăn nuôi cần phải có biện pháp để phòng chống stress trên gia cầm được hiệu quả.
THÁCH THỨC:
– Nhiệt độ và độ ẩm tăng không kiểm soát sẽ khiến gia cầm bị stress do cơ thể tăng nhiệt đô
– Stress nhiệt khiến gà thở gấp, uống nhiều nước và cuối cùng là chết
– Cung cấp nước sạch, mát và điều chỉnh chế độ cho ăn có thể giúp giải quyết tình trạng trên
STRESS NHIỆT XẢY RA KHI NÀO?
Xảy ra khi nhiệt độ cơ thể gà tăng đến ngưỡng có thể gây chết do thải nhiệt kém và không có các biện pháp cung cấp bổ trợ cho gà. Nhiệt độ và độ ẩm môi trường đóng vai trò chính trong stress nhiệt.
NHIỆT ĐỘ
Khoảng điều hòa nhiệt là một khoảng nhiệt độ môi trường mà con vật có thể duy trì nhiệt độ cơ thể chúng. Đối với phần lớn gia cầm, khoảng điều hòa nhiệt là khoảng 15 – 23 độ C. Trong khoảng nhiệt độ này tác động của stress nhiệt là thấp nhất. Khi nhiệt độ tăng từ 29 độ C trở lên, gia cầm sẽ tự điều chỉnh bằng cách giảm lượng ăn và sự sản xuất. Những thay đổi này nhằm hạn chế tăng thân nhiệt.
Khi nhiệt độ không khí tăng lên đến 37 độ C, nhiệt độ cơ thể gà có thể tăng đến mức gây chết trừ khi áp dụng các biện pháp bổ trợ kịp thời.
Các khoảng nhiệt độ này có thể thay đổi phụ thuộc vào độ ẩm, điều kiện chăm sóc và môi trường.
ĐỘ ẨM
Độ ẩm cao làm giảm thải nhiệt qua phổi, khiến gà càng dễ bị stress nhiệt hơn. Trên gà tây già, nhiệt độ khoảng 29 độ C, độ ẩm 50% sẽ khiến chúng vào khoảng nguy hiểm, ở nhiệt độ 32 độ C, độ ẩm 50% nguy cơ chết sẽ càng tăng cao.
Phun hơi nước hoặc phun sương ở độ ẩm thấp, kiểm soát độ ẩm tương đối để phòng trường hợp độ ẩm trong không khí quá cao – khiến cho tình trạng stress nhiệt tồi tệ hơn.
Dấu hiệu của stress nhiệt:
Khi nhiệt độ không khí từ 29 độ C trở lên, gà sẽ cố gắng hạ nhiệt bằng cách thở hổn hển. Việc thở hổn hển tạo ra nhiệt nhiều hơn thông qua hoạt động của các cơ. Do vậy, gà sẽ tăng lượng nước uống nhưng không đủ để bù vào lượng thất thoát qua hô hấp và bài tiết nước tiểu. Nếu không cung cấp các chất bổ trợ kịp thời, các sự thay đổi này sẽ khiến tình trạng của gà tệ hơn và có thể chết.
GIỮ GÀ Ở MÔI TRƯỜNG THOÁNG MÁT
Tăng độ thông thoáng
Trong hầu hết các trường hợp, người chăn nuôi có thể kiểm soát nhiệt trong đàn thông qua luồng không khí trong trại. Tăng độ thông thoáng để giảm nhiệt nên là ưu tiên đầu tiên.
Chuồng không có hệ thống thông gió – có nguy cơ bị stress nhiệt nếu không khí không được lưu thông và không có quạt trong chuồng. Chuồng nuôi có hệ thống thông gió cũng vẫn có nguy cơ gà bị stress nhiệt nếu mức độ thông gió không phù hợp với số lượng vật nuôi.
Cho ăn:
Hầu hết gà thường đói nhất vào buổi sáng và có xu hướng ăn no vào thời điểm này. Điều này khiến chúng dễ bị stress nhiệt vào buổi trưa, chiều. Ngừng cho ăn 6 giờ trước khi nhiệt độ đạt ngưỡng cao nhất vào buổi trưa có thể giúp giủm nguy cơ stress nhiệt.
Có thể cho ăn lại sau khi nhiệt độ đạt ngưỡng cao nhất và bắt đầu giảm xuống. Gà có thể ăn trong khoảng thời gian buổi tối (nhiệt độ mát hơn). Có thể bật điện lúc nửa đêm để gà có thể thu nhận thức ăn.
Kiểm soát nước uống:
Trong suốt thời gian bị ảnh hưởng bởi stress nhiệt, gà sẽ tăng lượng nước uống lên 2-4 lần bình thường. Cần cung cấp đủ nước lạnh và tẩy rửa đường ống định kỳ để giữ nước luôn sạch và mát.
Sử dụng điện giải:
Có thể bổ sung điện giải trong nước uống trong vòng 3 ngày. Stress nhiệt gây thất thoát kali, Natri, Phospho, Magie và Kẽm. Bổ sung Kali chloride 0.6% trong nước uống sẽ giúp tăng lượng nước uống. Sử dụng Kali và Natri ở dạng muối sẽ hiệu quả hơn. Nên bắt đầu bổ sung điện giải trước khi giai đoạn nhiệt độ cao bắt đầu.
Cung cấp sodium bicarbonate:
Sodium bicarbonate bổ sung trong thức ăn hoặc nước uống đặc biệt hiệu quả trên gà đẻ. Thở hổn hển tăng lượng thải carbon dioxide sẽ thay đổi cân bằng acid-baso trên gà, nhưng gà cần bicarbonate để tạo vỏ trứng. Do vật sodium bicarbonate sẽ giúp giảm tác động có hại lên năng suất đẻ khi bị stress nhiệt.
Bổ sung các loại vitamin:
Bổ sung các loại vitamin trong nước uống (A, C, D, E, và B complex) sẽ rất hiệu quả trong giảm tỷ lệ chết do stress nhiệt.
Phác đồ sử dụng trong giai đoạn stress nhiệt:
TONIC VIT C: bổ sung điện giải, vitamin C, vitamin hỗn hợp và đường với liều 1 g/1 lít nước uống hoặc 2 g/1 kg thức ăn hỗn hợp
HEPADETOX POWDER liều 1 g/2 lít nước uống hoặc TOXY SOL liều 1 ml/1 lít nước uống: giải độc và bảo vệ gan trong điều kiện thời tiết nắng nóng
ORGAMIN SOL liều 1-2 ml/1 lít nước uống giúp bổ sung khoáng chất thiết yếu, phòng rối loạn chuyển hóa Canxi-phospho khi nắng nóng, đặc biệt trên gà đẻ.