Lòi dom ở gà đẻ, nguyên nhân và phòng tránh

04/10/2018

Lòi dom là một trong số các bệnh phổ biến ảnh hưởng đến sản lượng trứng của gà đẻ. Trong quá trình đẻ trứng, phần cuối cùng của hệ thống sinh sản của gà tạm thời lòi ra ngoài để quả trứng được để ra sạch sẽ. Đôi khi nó không trở lại bên trong sau khi đẻ và tạo điều kiện cho hiện tượng lòi dom.

Hiện tượng này có thể là do các nguyên nhân sau:
1.Lòi dom ở gà đang đẻ trong độ tuổi sinh sản: hiện tượng này thường xảy ra ở thời kỳ đẻ đỉnh cao, và thời kỳ trứng to do nhu cầu về trao đổi chất lớn.
2. Khối lượng q    uá to hoặc quá nhỏ so với tiêu chuẩn: khối lượng quá to thường dẫn đến lòi dom nhiều hơn do đẻ trứng to làm cơ hậu môn giãn và yếu. Hoặc khi quá nhiều mỡ tích tụ ở xung quanh cơ quan sinh sản cũng làm cho gà bị lòi dom.
3. Tỷ lệ thức ăn không cân bằng:
Thiếu canxi trong khẩu phần ăn sẽ gặp vấn đề về vỏ trứng nhưng cũng gây ra rối loạn hoạt động cơ
4. Do nhiễm trùng tử cung hoặc trực tràng. Gây kích ứng và căng thẳng cơ, trường hợp này cần đưa kháng sinh
5. Do cường độ ánh sáng cao: dưới điều kiện ánh sáng cao, gà nhìn nhiều hơn và bị thu hút bởi ống dẫn trứng lòi ra, nên chúng mổ cắn nhau nhiều hơn.
6. Trứng 2 lòng đỏ: kích thước trứng quá to làm giãn và yếu cơ hậu môn

Cách phòng tránh phòng tránh:
Không có biện pháp hiệu quả cho hiện tượng lòi dom nhưng người chăn nuôi cần phải có biện pháp để phòng tránh hiện tượng lòi dom trên gà:
+ Chỉ kích thích bằng ánh sáng cho gà hậu bị khi chúng đã đạt khối lượng cơ thể và tuổi. Tuổi này có thể khác nhau ở các giống nhưng thường khoảng 17 tuần tuổi.
+ Cho ăn thức ăn với khẩu phần cân bằng phù hợp với giai đoạn gà hậu bị sau mới đến gà đẻ
+ Không sử dụng cường độ ánh sáng cao. Gà nhạy cảm với ánh sáng hơn người, ánh sáng càng mạnh làm chúng dễ bị kích động
+ Nếu đàn gà đẻ trứng 2 lòng với tỷ lệ 1 trứng hai lòng/25 gà đẻ (hoặc hơn 4%) có thể giảm lượng thức ăn

Trả lời