Bệnh Lở mồm long móng là gì?
Lở mồm long móng là bệnh virus có tính truyền nhiễm cao và nguy hiểm trên động vật có ảnh hưởng lớn đến kinh tế. Bệnh gây ra trên trâu, bò, dê, cừu, heo và các loài nhai lại có móng khác.
Những giống vật nuôi lai tạo có năng suất cao ngày nay dễ mẫn cảm với bệnh hơn là các giống truyền thống. Bệnh hiếm khi gây chết ở động vật lớn nhưng thường gây tỷ lệ chết cao ở con non do viêm cơ tim hoặc con mẹ nhiễm bệnh không tạo đủ sữa cho con.
Lở mồm long móng đặc trưng bởi hiện tượng sốt cao và vết loét như bỏng ở lưỡi, mõm, trong miệng, núm vú và kẽ móng. Bệnh gây thiệt hại về năng suất rất lớn và phần lớn con vật mắc bệnh đều phục hồi nhưng chúng thường yếu và không có khả năng sản suất.
Nguyên nhân gây bệnh là aphathivirus thuộc họ Picornaviridae. Có 7 chủng (A, O, C, SAT1, SAT2, SAT3, and Asia1) và chúng có dịch tễ đặc trưng ở các quốc gia và khu vực khác nhau trên thế giới. Mỗi chủng yêu cầu một vaccine để tạo miễn dịch đặc hiệu.
Tất cả serotype đều được tìm thấy ở động vật hoang dã mặc dù lần gần đây nhất chúng không có vai trò quan trọng trong việc duy trì bệnh. Cho đến nay, nguồn ủ bệnh duy nhất được xác nhận là trâu rừng Châu Phi Syncerus caffer
Biểu đồ sự phân bố virus trên thế giới
Đường truyền lây
Lở mồm long móng được tìm thấy trong chất tiết và chất bài thải của con vật bị nhiễm bệnh. Đáng chú ý là những con vật này thở ra một lượng lớn virus khí dung và có thể gây nhiễm cho con vật khác qua đường hô hấp và đường miệng.
Virus có thể xuất hiện trong sữa và tinh dịch đến 4 ngày trước khi con vật biểu hiện triệu chứng lâm sàng.
Đáng chú ý là virus có thể dễ dàng lây lan qua bất cứ hoặc tất cả dưới đây:
- Con vật bị nhiễm bệnh được đưa vào đàn (mang virus trong nước bọt, sữa, tính dịch…)
- Chuồng nuôi hoặc xe vận chuyển động vật bị tạp nhiễm virus
- Các vật liệu bị nhiễm virus như rơm, thức ăn, nước uống, sữa…
- Quần áo, giày ủng và thiết bị tạp nhiễm
- Thịt và các sản phẩm khác bị tạp nhiễm (Nếu cho cho vật nuôi ăn sống hoặc không nấu chín kỹ)
- Con vật khỏi bệnh có thể trở thành nguồn mang bệnh và là nguyên nhân gây ổ dịch mới.
Triệu chứng lâm sàng
Mức độ nghiêm trọng của bệnh phụ thuộc vào chủng virus, liều phơi nhiễm, tuổi và loài vật nhiễm bệnh, miễn dịch của vật chủ. Tỷ lệ nhiễm có thể đến 100% ở những đàn mẫn cảm. Tỷ lệ chết thường thấp ở động vật trưởng thành (1-5%) nhưng cao hơn ở gia súc non (20% hoặc cao hơn). Thời gian ủ bệnh là khoảng 2 -14 ngày.
Biểu hiện lâm sàng đặc trưng là hiện tường mụn nước ở mũi, lưỡi, môi, bên trong khoang miệng, kẽ móng và trên móng, đầu núm vú. Mụn nước vỡ ra có thể dẫn đến hiện tượng liệt, đi lại khập khiễng và không đi lại được để ăn uống. Thông thường, mụn nước sẽ lành trong 7 ngày (thỉnh thoảng dài hơn) nhưng trong trường hợp phức tạp như bị nhiễm trùng kế phát thì nốt loét hở ra và lâu lành hơn.
Các triệu chứng khác như sốt cao, ủ rũ, chảy nhiều nước dãi, bỏ ăn, giảm trọng lượng, còi cọc và giảm sản lượng sữa có thể kéo dài sau khi hồi phục. Con vật bị bệnh thể mãn tính giảm sản lượng sữa khoảng 80%. Sức khỏe của heo, dê và cừu non có thể bị ảnh hưởng do con mẹ mắc bệnh sẽ thiếu sữa.
Tử vong có thể xảy ra trước khi hình thành mụn nước do bị viêm cơ tim. Hiện tượng viêm cơ cũng có thể xảy ra ở những vị trí khác.
Phòng và kiểm soát bệnh
Chiến lược kiểm soát LMLM phụ thuộc vào từng quốc gia và tình hình dịch tễ của bệnh:
Nói chung, quan trọng là chủ trại và người chăn nuôi cần duy trì an toàn sinh học tốt để phòng sự xâm nhiễm và lây lan của virus
Các biện pháp được khuyến cáo ở mức độ trang trại:
- Kiểm soát con người và dụng cụ, thiết bị chăn nuôi tiếp xúc với con vật
- Kiểm soát luồng vật nuôi mới được đưa vào trại
- Thường xuyên rửa sạch và sát trùng chuồng nuôi, xe cộ và dụng cụ, thiết bị
- Theo dõi và báo cáo tình trạng heo ốm, chết
- Xử lý phân và xác chết hợp lý
Lập kế hoach dự phòng cho các ổ dịch có khả năng xảy ra để xác định các yếu tố trong ứng phó để loại trừ mầm bệnh, ví dụ:
- Tiêu hủy nhân đạo tất cả con vật bị nhiễm bệnh, đã phục hồi và động vật mẫn cảm tiếp xúc với vật nhiễm bệnh
- Xử lý xác động vật và sản phẩm từ động vật hợp lý
- Theo dõi và điều tra các đàn vật nuôi sống có nguy cơ nhiễm bệnh và bị phơi nhiễm
- Kiểm soát và kiểm dịch chặt chẽ sự vận chuyển của vật nuôi, dụng cụ, xe cộ…
- Khử trùng triệt để chuồng nuôi và các vật liệu tạp nhiễm (dụng cụ, xe cộ, quần áo…)
Sử dụng một trong các sản phẩm như: Good famr L chứa Glutaraldehyde và Coco alkyldimethylbenzyl ammonium chlorides, IF-100 chứa P.V.P Iodine 10%
đây để định kỳ phun sát trùng chuồng nuôi, sát trùng hố chôn xác động vật chết, dụng cụ chăn nuôi, giày ủng, xe cộ, quần áo.
Tiêu độc sát trùng chuồng trại: Khi không có dịch bệnh: Pha loãng 25ml/10 lít nước, 1 lít dung dịch pha/4-5m2 nền chuồng; 5-7 ngày phun lại 1 lần. Khi có dịch bệnh đặc biệt các bệnh do virus như LMLM, dịch tả heo, dịch tả heo châu phi, Newcastle…: Pha loãng 33-40 ml/10 lít nước sạch, phun đều lên chuồng và nền chuồng cho đủ ướt. 1 lít dung dịch pha phun cho 2-3 m2 nền chuồng sau khi dọn vệ sinh sạch). Ngày 1-2 lần, liên tục 3-5 ngày hoặc cho đến khi hết dịch.
Khử trùng nước: 10 ml thuốc/ 20-30 lít nước, Dùng 2 lần /tuần nếu cần.
Tiêu độc phương tiện vận chuyển, sát trùng lò ấp, máy ấp trứng: 20 ml/10 lít nước sạch
Tiêu độc xác súc vật chết, phân súc vật, hố sát trùng: 100 ml/10 lít nước sạch, phun ướt đều xác thú chết, phân súc vật.
Sử dụng vaccine
Phụ thuộc vào tình hình dịch FMD, chiến lược vaccine có thể được thiết kế để đạt bảo hộ đồng loạt hoặc hướng tới một vùng động vật cụ thể. Chương trình vaccine được thực hiện ở đàn đích nên đáp ứng được một số chỉ tiêu chính sau:
- Bảo hộ nên đạt ít nhất 80%
- Chiến dịch làm vaccine nên được hoàn thành trong thời gian ngắn nhất
- Tiêm vaccine nên được lên lịch để cho phép con non được kháng thể từ mẹ truyền
- Vaccnine nên được đưa đúng liều và đúng đường
Vaccine nên đáp ứng các yêu cầu về độ an toàn,bảo hộ theo tiêu chuẩn của OIE và chủng hoặc các chủng virus trong vaccine phải phù hợp với chủng đang lưu hành tại thực địa
Quan trọng là sử vaccine bất hoạt do virus bất hoạt không có khả năng nhân lên ở con vật được tiêm vaccine. Sử dụng vaccine sống không được chấp nhận do lo sợ nguy cơ tái hồi độc lực
Vaccine đóng vai trò quan trọng trọng chiến lược kiểm soát bệnh LMLM nhưng quyết định có sử dụng vaccine hay không là phụ thuộc vào từng quốc gia
Xử lý ca bệnh
Không có biện pháp điều trị bệnh đặc hiệu virus LMLM nhưng khi bệnh xảy ra cần phải điều trị các mụn nước ở miệng, mũi, kẽ móng, đầu núm vú…để ngăn ngừa bệnh kế phát và con vật mau chóng phục hồi. Cần áp dụng cả điều trị cục bộ và điều trị toàn thân.
Điều trị cục bộ với các mụn nước: Rửa sạch vùng da nó vết loét bằng nước muối pha loãng (không bị dính phân, chất bẩn). Sau đó dùng nước khế chua,giấm ăn,chanh hoặc axit citric 1%, thuốc tím 1%, phèn chua 2%… nhúng vào vải gạc sạch chấm nhẹ lên vết loét ngày 2 lần. Vệ sinh nền chuồng thường xuyên, rắc Safe guard piglet lên nền chuồng để giữ nền khô, sạch, vết loét không bị nhiễm trùng.
Điều trị toàn thân:
Kháng sinh phòng nhiễm trùng kế phát: Dùng một trong các loại kháng sinh phổ rộng sau đây:
+ F-300 inj: chứa Flophenicol 3% dùng với liều: 1 ml/15-20 kg thể trọng, tiêm nhắc lại sau 48 giờ.
+ Fendox inj: chứa Flophenicol + Doxycicline dùng với liều: 1 ml/10-15 kg thể trọng/ngày
+ Marboject chứa Maxbofloxacin 10% dùng với liều 1 ml/ 50 kg thể trọng/ngày , dùng trong 3-5 ngày
Bổ sung vitamin giúp phục hồi cơ thể: Tiêm ADE ject với liều như sau: Gia súc, ngựa dê,cừu: 10 ml/con; Heo nái, bê, nghé: 5-8 ml/con; Heo con, Chó, mèo: 1 – 5 ml/con
Trộn thức ăn Circolin để nâng cao sức đề kháng, tăng cường miễn dịch với liều: 300g/100 kg Thức ăn.