Những điều cần biết coronavirus 2019 (COVID-19)

04/04/2020

Coronavirus 2019 có thực sự nguy hiểm và mức độ lây lan của nó ra sao?

  1. Nguyên nhân của COVID-19 ?

Coronaviruses (CoV) thuộc họ virus chứa RNA, chúng được gọi là coronavirus vì hình dạng của virus giống như cái vương miện (crown) và có cái gai nhú protein bên ngoài vỏ lipid. Coronavirus thường nhiễm ở động vật và người. Một số chủng corona virus gây bệnh truyền lây giữa người và động vật.

Ở người, Coronavirus có thể gây nhiều bệnh từ cảm cúm đến các bệnh nặng hơn như hội chứng hô hấp trung đông (MERS-CoV) và hội chứng viêm đường hô hấp cấp (SARS-CoV). Điều tra cho thấy SARS-CoV lây lan từ cầy hương sang người và MERS-CoV lây từ lạc đà sang người.

Vào tháng 12/2029 ca viêm phổi đầu tiên không rõ nguyên nhân được thông báo từ Vũ Hán tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Một loại Coronavirus mới được xác định bởi các chuyên gia Trung Quốc. Từ đó rất nhiều các quốc gia khác đã xuất hiện hàng nghìn ca nhiễm mới và COVID-19 đã trở thành đại dịch toàn cầu (thông báo từ WHO).

Coronavirus gây dịch COVID-19 được đặt tên là SARS-CoV-2 là tên khoa học. Virus còn được gọi là virus COVID-19 hay virus gây bệnh COVID-19.

  1. Phải chăng động vật chính là nguồn lây bệnh COVID-19 cho con người ?

Đường truyền lây chủ yếu của COVID-19 là lây từ người sang người.

Hiện tại các bằng chứng chỉ ra rằng COVID-19 có nguồn gốc từ động vật. Các cuộc điều tra được tiến hành để tìm ra nguồn gốc đó và giả thiết vật mang trùng là động vật. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa đủ bằng chứng khoa học để xác định  nguồn gốc của bệnh và giải thích con đường truyền lây ban đầu từ động vật sang người.

  1. Con người có thể truyền lây COVID-19 sang cho động vật ?

Hiện nay số người nhiễm COVID-19 đang tăng lên từng giờ trên khắp thế giới, khả năng một số loài vật bị nhiễm bệnh do tiếp xúc với người bệnh là khá cao.

Một số chó, mèo đã dương tính với COVID-19 sau khi tiếp xúc gần với người mắc bệnh.

Các nghiên cứu đang được tiến hành để đánh giá tính nhạy cảm của virus đối với các loài vật khác nhau.

Cho đến hiện tại không có một bằng chứng khoa học nào chúng minh động vật bị nhiễm bệnh từ con người là nguyên nhân gây lây lan dịch bệnh. Các ổ dịch đều có nguyên nhân lây nhiễm từ người sang người.

  1. Những biện pháp phòng ngừa nào nên được thực hiện khi thú cưng tiếp xúc với người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm bệnh ?

Hiện tại không có bằng chứng khoa học nào cho thấy động vật đóng vai trò quan trọng trong dịch tễ học truyền bệnh của COVID-19. Tuy nhiên do động vật và con người có thể có những bệnh chung nên khuyến cáo đưa ra rằng những người đang bị bệnh hoặc nghi ngờ nhiễm bệnh không nên tiếp xúc với động vật nuôi hay thú cưng cho đến khi các thông tin về virus này được tìm hiểu rõ hơn.

Khi chăm sóc thú cưng nên thực hiện các biện pháp vệ sinh cơ bản như sửa tay, sát trùng tay trước và sau khi chăm sóc chúng, khi cầm các dụng cụ cho ăn cũng như không hôn, để chúng liếm mặt, tay và không chạm vào đồ ăn của chúng.

Nếu có thể thì những bệnh nhân COVID-19 nên tránh tiếp xúc gần với thú cưng và những người chăm sóc chúng. Nếu những bệnh nhân này bắt buộc phải tự mình chăm sóc thú cưng của họ thì nên thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh và luôn đeo khẩu trang. Nếu vật nuôi bị nhiễm virus người cần phải giữ chúng trong nhà không được cho chúng tiếp xúc với người và các động vật khác.

  1. Sự phối hợp giữa thú y và y tế cộng đồng như thế nào ?

Thú y và y tế cộng đồng nên phối hợp làm việc cùng nhau sử dụng nguyên tắc của “ONE HEALTH” để chia sẻ thông tin và đánh giá khi một người nhiễm COVID-19 đã từng tiếp xúc với thú cưng và các động vật khác.

Để đánh giá một vật nuôi đã tiếp xúc với người nhiễm COVID-19 thì test được khuyến cáo sử dụng là PT-PCR với mẫu bệnh phẩm là dịch miệng, mũi và trực tràng.

Cho đến này chưa có đủ bằng chứng chứng minh COVID-19 có thể lây từ vật này sang vật khác tuy nhiên vẫn nên giữ những vật nuôi có kết quả dương tính với COVID-19 không tiếp xúc với vật nuôi khác.

  1. Có các biện pháp phòng ngừa nào đối với vật nuôi không ?

Mặc dù không chắc chắn về nguồn gốc của virus COVID-19 nhưng các chuyên gia khuyến cáo nên thực hiện các biện pháp vệ sinh khi đến các chợ động vật sống và sản phẩm từ động vật như rửa tay bằng xà phòng sau khi tiếp xúc với động vật và sản phẩm từ động vật, tránh chạm vào mắt, miệng, mũi và tiếp xúc với con vật ốm hay sản phẩm động vật đã ôi thiu.

Không tiếp xúc với bất cứ loài nào trong chợ kể cả chó, mèo hoang, chim, gặm nhấm, rơi…tránh tiếp xúc cả những dịch tiết, chất thải của chúng.

  1. Nghành thú y có vai trò gì trong việc phòng chống COVID-19 ?

Các cơ quan trong nghành thú y nên được thông báo và liên lạc thường xuyên với nghành y tế cộng đồng cũng đặc biệt là đối những người hoạt động với động vật hoang dã để đảm bảo thông tin và đánh giá tình hình thực tế.

Ở một số nước, nghành thú y đã hỗ trợ rất lớn cho nghành y tế trong việc phòng chống dịch bệnh như thực hiện theo dõi và chẩn đoán sàng lọc những người nghi nhiễm. Các phòng khám thú y hỗ trợ các thiết bị bảo hộ và máy thở cho các bệnh viên.

Tại Việt Nam Trung tâm chẩn đoán thú y trung ương và 6 chi cục Thú Y vùng đều đủ khả năng xét nghiệm chẩn đoán virus SARS-CoV. Trong đó trung tâm chẩn đoán Thú Y trung ương đã tham ra xét nghiệm sàng lọc các mẫu bệnh phẩm trong công cuộc chống COVID-19 của cả nước.

Để phòng tránh bệnh Covid-19, mọi người cần nghiêm chỉnh thực hiện theo khuyến cáo của Bộ y tế, như: Rửa tay thường xuyên bằng dung dịch, nước sát trùng, nâng cao sức khỏe bằng bổ sung các vitamin thiết yếu, luyện tập thể thao, tránh tụ tập nơi đông người, khi ho hoặc hắt hơi, hãy dùng khăn giấy dùng một lần hoặc khuỷu tay để che mũi và miệng…

Cùng xã hội chung tay đẩy lùi dịch covid-19, Thú Y Xanh đã nghiên cứu và sản xuất nước rửa tay khô – Green Care, phát miễn phí cho khách hàng và nhân viên. Hy vọng món quà nhỏ bé sẽ giúp mọi người tự nâng cao phòng trống dịch covid-19 cho bản thân, gia đình và xã hội.

Trả lời