Trong chăn nuôi gà đẻ nói chung việc chuẩn bị cho gà trước khi lên đẻ cần phải được chú trọng, khâu chuẩn bị này góp phần quan trọng trong việc đảm bảo năng suất trứng của gà, vì vậy người chăn nuôi cần hết sức lưu ý chuẩn bị tốt cho gà hậu bị trước khi lên đẻ.
- Tẩy rửa và sát trùng
Với các trang trại việc tẩy rửa, sát trùng không chỉ áp dụng khi đã xuất bán hết gà cũ mà còn phải làm lại khi chuẩn bị nhập đàn mới về giúp đảm bảo các vấn đề chính gặp phải khi chăn nuôi đàn cũ sẽ được giải quyết và không gây ảnh hưởng hoặc lây lan ra đàn kế tiếp.
Nếu được mỗi trại riêng biệt nên nhờ tư vấn về các sản phẩm tẩy rửa, sát trùng có tính năng phù hợp với yêu cầu của trại. Ví dụ nếu trại đã có vấn đề về cầu trùng, nên lựa chọn các sản phẩm phòng cầu trùng thích hợp giúp xâm nhập và phá vỡ noãn nang, dảm bảo an toàn cho dàn gà mới.
Chương trình tẩy rửa và sát trùng:
- Loại bỏ tất cả phân, thức ăn và chất độn chuồng cũ
- Dùng vòi phun áp lực cao để tẩy rửa từ trần nhà xuống, loại bỏ tất cả các chất hữu cơ
- Để trống chuồng một thời gian để làm khô
- Phun sát trùng được khuyến cáo từ bác sỹ thú y hoặc nhà cung cấp
- Phun sương formalin
2. Nước:
Trong thời gian để trống chuồng nên đánh giá lại chất lượng nguồn nước. Đường ống nên được kiểm tra để loại bỏ các các mảng bám biofilm chứa vi khuẩn.
Nước nên ở mức hơi acid có thể giúp giảm mật độ vi khuẩn có hại trong đường ruột của gà đẻ. Thiết lập một hệ thống sử dụng các loại acid hữu cơ để duy trì mức pH ở 3.5-4 để cải thiện sức khỏe đường ruột và năng suất nói chung. Tuy nhiên, acid hữu cơ và các chất sát trùng nước khác có thể làm nước có vị đắng nếu sử dụng với liều quá cao.
Một vấn đề nữa có thể làm giảm khả năng thu nhận nước là nhiệt độ. Gà để thích nước có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ cơ thể của chúng. Nước lạnh cũng có thể làm giảm sự tích tụ biofilm. Nếu chuồng trại xây mới nên thiết lập hệ thống làm mát hoặc cách nhiệt đặc biệt.
3. Chọn giống
Nên lựa chọn con giống, dù là mua giống từ một hãng hoàn toàn mới hay từ một hãng đã lâu đời, nên lựa chọn để phù hợp với điều kiện thực tế và hệ thống hoạt động tại trại. Nên so sánh con giống giữa các công ty khác nhau về khả năng sống và năng suất để đưa ra lựa chọn cuối cùng.
4. Chuẩn bị các yếu tố khác trong chuồng trại
Nếu mua con giống hậu bị từ 14 – 18 tuần tuổi, nhiệt độ chuồng nên ở khoảng 21oC – 25oC. Tùy vào nhiệt độ trong thời gian để trống chuồng để điều chỉnh, giảm thiểu các yếu tố stress. Điều này nên được kiểm soát chặt chẽ, đặc biệt là vào mùa hè vì khi nhập gà hậu bị, khối lượng cơ thể lớn có thể gây tăng nhiệt độ nhanh quá mức an toàn.
Với gà con 1 ngày tuổi, nhiệt độ phòng nên ở khoảng 36oC-37oC vào ngày nhập chuồng. Sau đó, nhiệt độ được giảm hàng ngày và đến 7-8 tuần tuổi, nhiệt độ đạt khoảng 21oC.
Nhiệt độ chuồng cho gà con:
Ngày | Nhiệt độ (oC) |
1 | 36 – 37 |
7 | 33 – 34 |
14 | 31 – 32 |
21 | 29 – 30 |
28 | 27 – 28 |
35 | 25 – 26 |
42 | 23 – 24 |
49 | 21 – 22 |
“Gà con nên được phân bố đồng đều khắp quây úm. Nếu chúng tụ tập lại với nhau tức là nhiệt độ trong chuồng quá lạnh, nếu chúng dạt ra ngoài rìa quây úm thì tức là quá nóng” Dr Garton giải thích
Dựa vào đó nên điều chỉnh và kiểm soát nhiệt độ cho phù hợp. Bất kỳ sự phân bố khác thường nào cũng cần phải được giải quyết nếu không gà sẽ bị stress.
5.Thông gió
Trong tuần đầu tiên, độ ẩm tương đối nên khoảng 40% để phòng mất nước và làm khô lớp màng nhày bên ngoài.
Hệ thống thông gió phải hiệu quả để loại bỏ được ammonia bốc lên từ chất độn chuồng. Nếu khí ammoniac tích tụ lại trong chuồng sẽ gây ảnh hưởng, phả hủy mắt và đường hô hấp trên của gà hậu bị và dễ phát triển thành dạng nhiễm trùng nặng hơn. Khi nuôi tự do, rất khó để kiểm soát độ ẩm và nhiệt độ.
6. Chế độ chiếu sáng
Chế độ chiếu sáng được kiểm soát để kích thích gà mau thành thục và hướng đến thời điểm khai thác trứng. Cường độ được giảm xuống từ khi gà con là 25 lux trong 20 giờ/ngày đến giữa tuần 12 và 14 là khoảng 15 lux trong 10 giờ/ngày. Sau đó, từ tuần 16 cường độ được tăng lên 25 lux, thời gian chiếu sáng được tăng dần lên
7. Sinh trưởng, phát triển
Trong 6 tuần tuổi đầu tiên, hệ tiêu hóa và miễn dịch của gà phát triển rất nhanh. Dinh dưỡng kém hoặc các yếu tố stress khác trong giai đoạn này có thể gây ra ảnh hưởng xấu vĩnh viễn đến khả năng tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng của gà. Với hệ miễn dịch cũng cũng bị ảnh hưởng như vậy, và làm cho gà rất dễ cảm nhiễm với bệnh tật.
Quá trình canxi hóa (cốt hóa) tại xương xảy ra rất nhanh trong một vài tháng đầu tiên và vẫn tiếp tục đến khi bắt đầu đẻ. Bất kỳ sự thiếu hụt nào trong sinh trưởng và phát triển khung xương cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng hình thành và chất lượng vỏ trứng sau này.
Kiểm soát sự phát triển
Đảm bảo gà đạt được khối lượng tối đa trong suốt vài tháng đầu tiên là nền tảng cơ bản cho cả năng suất sinh ản và sức khỏe sau này,
Một vài thời điểm khuyến cáo kiểm tra cân nặng: 6, 12, 18, 24 và 30 tuần tuổi
Tuy nhiên sẽ tốt hơn nếu định kỳ kiểm tra cân nặng một lần/tuần từ lúc nhập đàn đến khi bắt đầu đẻ đỉnh lúc 22 tuần tuổi và trên 30 tuần tuổi. Mõi lần cân, lấy 100 gà từ mỗi lô 4000 con và lấy ngẫu nhiên các vị trí khác nhau trong chuồng để mẫu có tính chất đại diện.
Cân nặng trung bình khác nhau tùy từng giống nhưng nhìn chung sẽ nên ở trong khoảng:
- 3-1.4 lúc 14-16 tuần tuổi
- 6 kg lúc 22 tuần tuổi (bắt đầu đẻ đỉnh)
- 8 kg khi cơ thể đã hoàn toàn thành thục
Một yếu tố chỉ thị cho sự quản lý, chăm sóc tốt cũng quan trọng không kém là sự đồng đều về cân nặng của đàn. Đàn có độ biến động lớn về khối lượng có thể do các yếu tố như chương trình cho ăn, bệnh tật hoặc quá đông đúc. Thường xuyên kiểm tra cân nặng sẽ giúp xác định thời điểm có sự sai lệch xảy ra từ đó tìm ra yếu tố ảnh hưởng và điều chỉnh.
Nếu toàn đàn không đạt về độ đồng đều khi đã gần đến thời điểm đẻ đỉnh, nên hoãn lại quá trình đẻ bằng cách giảm giờ chiếu sáng. Hoãn toàn đàn đẻ trứng trong khoảng 2 tuần để cân nặng của gà có thể đạt đến mức tiêu chuẩn và cuối cùng sẽ đến thời gian bắt đầu thu lợi nhuận.
Nếu gà không đạt được khối lượng tiêu chuẩn, năng suất trứng trong suốt vòng đời sẽ bị giảm đi nhiều, do vậy dành ra 2 tuần để gà có thể đạt mức tiêu chuẩn là hoàn toàn xứng đáng. Khi cân, nên kiểm tra diều và đọ dày của ức. Những yếu tố này sẽ giúp đánh giá tốt hơn sự phát triển của toàn đàn và chế độ ăn có tốt hay không?8. Dinh dưỡng
“Nếu gà hậu bị không đạt khối lượng tiêu chuẩn không nhất thiết là do thiếu thức ăn, do vậy không nhất thiết phải tăng khối lượng thức ăn mà nên tăng số lần cho ăn trên ngày” Dr Garton nói. Như vậy sẽ giúp những con yếu hơn có cơ hội được ăn nhiều hơn.
- Canxi:
Từ khi gà bắt đầu đẻ đỉnh, phải chắc chắn đủ lượng canxi cho gà để hình thành và đảm bảo chất lượng vỏ trứng. Nhiều trang trại hiện nay đang chia thức ăn ra và cho ăn buổi chiều với lượng canxi lớn hơn. Dựa trên lý thuyết là để cung cấp canxi vào đúng lúc gà bắt đầu hình thành vỏ trứng vào ban đêm. Nếu không, gà sẽ phải huy động rất nhiều canxi từ xương dẫn đến tinh trạng là gà giảm sức khỏe hoặc loãng xương, xương yếu ở những giai đoạn sau này.
- Chất xơ:
Chất xơ trong khẩu phần ăn cũng là chìa khóa cho sự phát triển của gà hậu bị và nên được cung cấp với tỷ lệ khoảng 4-5% để duy trình chức năng và sức khỏe của đường ruột. Một cách để đạt được điều này là cung cấp thêm các cuộn cỏ hoặc lúa khô vào chuồng gà. Điều này cũng sẽ giúp phòng và giảm hiện tượng mổ cắn. Thời điểm lý tưởng để thêm các cuộn cỏ khô là lúc khoảng 4-6 tuần, nếu để sớm hơn, gà sẽ không chú ý đến.
- Nước:
Nước là nguyên tố thường bị bỏ quên khi nói đến dinh dưỡng. Trứng chứa 70% là nước do vậy gà có nhu cầu nước rất cáo và phải được đáp ứng khi từ gà hậu bị đến bắt đầu đẻ đỉnh cao. Nước sạch, chất lượng tốt cũng sẽ là một phương tiện giúp bổ sung thêm các chất dinh dưỡng ngoài thức ăn.
Phòng bệnh:
Trong 16 tuần tuổi đầu tiên có khoảng 16 lần làm vaccine. Vaccine sống có thể chủng vaccine qua phun, qua nước uống để kích thích sản sinh kháng thể. Để thúc đẩy hệ miễn dịch, vaccine vô hoạt (vaccine chết) được cung cấp vào cuối thời kỳ hậu bị. Để kiểm soát độ bảo hộ từ vaccine sống, sẽ rất tốt nếu lấy mẫu máu vào lúc 12 tuần tuổi để đánh giá và xử lý ngay nếu có bất kỳ sự sai lệch nào.
(Nguồn: the poultry world)