Để duy trì chất lượng vỏ trứng gà ở mức tốt nhất, người chăn nuôi cần quan tâm đến sức khỏe đàn gà, có phương pháp quản lý chăm sóc hợp lý, tạo các điều kiện môi trường sống tốt cho đàn gà, quan tâm đến chất lượng con giống và dinh dưỡng cho gà ngay từ những ngày đầu.
Dưới đây là các biện pháp cải thiện chất lượng vỏ trứng:
1. Vitamnin C (Ascorbic Acid):Ascorbic acid quan trọng cho sự tổng hợp matrix hữu cơ (tropocollagen) của vỏ trứng. Ascorbic acid giúp giảm các tác động xấu của stress nhiệt do làm giảm lượng cortisone trong huyết tương. Ascorbic acid là một yếu tố trong sự hấp thu vitamin D và chất chuyển hóa hoocmon hoạt động ‘Calcitriol’ (OH)2D3), điều này sẽ kích thích sự hấp thu canxi trong ruột và do đó tăng lượng canxi trong huyết tương đến đủ lượng có thể hỗ trợ sự khoáng hóa của xương.
Một khẩu phần ăn chứa 250 mg ascorbic acid/kg thức ăn cho gà đẻ thay lông sẽ cải thiện năng suất trứng và chất lượng vỏ trứng do tăng hấp thu canxi trong ruột hoặc do tái hấp thu canxi xương thông qua trung gian sản xuất 1,25 (OH)2D3
2. Sodium bicarbonate (NaHCO3): Gà đẻ ở 30 tuần tuổi cho ăn khẩu phần ăn với 1% NaHCO3và nhiệt độ chuồng nuôi 32ºC trong chương trình chiếu sáng thông thường hoặc gián đoạn đã cải thiện sức chịu va đập của vỏ trứng. Chỉ tiêu này tăng hơn ở nhóm sử dụng chương trình chiếu sáng gián đoạn. Bổ sung NaHCO3 cho gà đẻ ở nhiệt độ cao là cách để cải thiện chất lượng vỏ trứng do gà tiêu thụ bicarbonate trong thời kỳ hình thành vỏ trứng.
Bổ sung sodium bicarbonate (NaHCO3) hoặc sodium sesquicarbonate (Na₃H (CO₃) ₂ tinh khiết cho thấy làm tăng cân bằng điện giải trong khẩu phần, cải thiện cân bằng axit-bazo và tác động tốt đến chất lượng vỏ trứng.
3. Khoáng Aluminosilicates:Kết quả cho thấy tỷ trọng riêng của trứng tăng 40% và cải thiện 2.2% khả năng chuyển hóa thức ăn khi bổ sung 0.75% Natri aluminosilicat cho khẩu phần ăn của gà đẻ. Chất lượng vỏ trứng tăng trong mùa hè nhưng không tăng trong mùa đông. Tuy nhiên nên thận trọng khi lựa chọn thành phần và khả năng trao đổi ion của silicat.
4. Khoáng:Kẽm, mangan và đồng là các thành phần liên quan đến quá trình trao đổi trong sự hình thành vỏ trứng. Những nguyên tố vi lượng này hoạt động như một co-factors của enzymes liên quan đến sự hình thành matrix của vỏ. Carbonic anhydrase là enzyme phụ thuộc kẽm, kích thích sự tích tụ canxi carbonate cho sự hình thành vỏ trứng. Enzyme Polymerase là enzyme phụ thuộc mangan làm nền tảng hoặc hình thành matrix glycoprotein vỏ trứng.
Bổ sung trong khẩu phần ăn với lượng khoáng có giá trị sinh học cao như khoáng hữu cơ (phức hợp khoáng kết hợp với axit amin) làm tăng khối lượng vỏ trứng và độ dày của vỏ trứng. Đồng ảnh hưởng đến sự tổng hợp màng vỏ do hoạt động của đồng chứa trong enzyme lysyl oxidase.
Bổ sung kẽm methionine trong khẩu phần cải thiện độ cứng của vỏ trứng. Không có sự cải thiện nào đối với chất lượng vỏ trứng khi bổ sung kẽm suphate với lượng bằng lượng bổ sung kẽm methionine.
5. Calcium:Bổ sung thêm vào nhu cầu canxi bình thường của gà đẻ già lượng canxi khoảng 1g/gà dưới dạng bột vỏ sò trong thời gian mùa hè. Duy trì kích thước hạt canxi phù hợp trong thời gian hình thành vỏ trứng. Kích thước hạt canxi tối thiểu để cải thiện khả năng lưu giữ của dạ dày cơ là khoảng 1 mm. Độ hòa tan và khả năng hấp thu của nguồn canxi là hai chỉ tiêu chính. Lượng magie trong nguồn canxi phải càng thấp càng tốt. Nguồn canxi hữu cơ cũng là một sự lựa chọn tốt.
6. Hóa dược:Tiêm Indomethacin 4 giờ hoặc 16 giờ sau khi trứng vào tử cung sẽ làm chậm thời gian đẻ trứng và phòng hiện tượng đẻ trứng sớm với vỏ mỏng hoặc thiếu vỏ. Các hóa chất như salicylic acid, aspirin giảm thân nhiệt của gà đẻ trong thời gian stress nhiệt do đó làm giảm tác động có hại của nó. Indomethacin là một loại thuốc chống viêm không steroid (NSAID), thường dùng để hạ sốt, giảm đau và chống viêm theo cơ chế ức chế tổng hợp prostaglandin.
7. Quản lý:Giảm tỷ lệ trứng vỡ trong trang trại yêu cầu phải thường xuyên chú ý đến quản lý chi tiết và bảo trì thiết bị phù hợp. Một số phương pháp làm giảm tỷ lệ trứng vỡ:
8. Đặt tấm nệm lót ở phía trước khu vực thu nhặt trứng của chuồng lồng. Điều này sẽ giúp giảm tác động của trứng lăn trên đường thu trứng và giảm tỷ lệ nứt chân tóc. Chắc chắn rằng tấm nệm được đặt đúng vị trí của trứng rơi xuống.
9. Thu trứng 2 lần mỗi ngày hoặc nhiều hơn có thể. Trứng trong khu vực thu trứng đầy sẽ làm trứng lăn xuống nền chuồng và tăng tỷ lệ vỡ vỏ.
10. Duy trì đường hay khay thu trứng ở điều kiện tốt. Kiểm tra thường xuyên loại bỏ các bệnh sắc nhọn, vật lạ và sự hao mòn của lưới thép, khay trứng…
11. Đảm bảo trứng không xếp chồng lên nhau; những con gà chết sẽ chặn lối ở lồng gà ngăn không cho trứng rơi xuống khu vực thu trứng và trứng rơi xuống sàn chuồng.
12. Kiểm tra thường xuyên chất lượng và sát trùng khay trứng dùng để thu trứng từ khu vực thu trứng.
13. Đào tạo công nhân thu trứng một cách cẩn thận từ lồng và nhẹ nhàng đặt lên khay trứng mà không làm chậm quá trình thu trứng.
14. Đảm bảo độ thông gió được duy trì tốt và quạt hoạt động tốt trong thời tiết nắng nóng. Cố gắng cung cấp nhiệt độ không đổi nhiều nhất có thể.
15. Giảm tiếng ồn, hoạt động và sự di chuyển của công nhân trong chuồng gà đẻ nhiều nhất có thể để giảm ảnh hưởng đến gà.
16. Sử dụng các loại nguyên liệu thức ăn có chất lượng tốt không chứa chất tạp nhiễm, độc tố nấm mốc và nước sạch được cung cấp mọi lúc cho gà.
17. Giảm lượng ruồi, chuột để gây ảnh hưởng đến gà.
18. Kiểm tra kích thước, tỷ trọng riêng và độ dày của vỏ trứng thường xuyên và nếu có bất cứ thay đổi bất thường nào, cố gắng sửa lại bằng nhiều cách.
Kết luận
Mặc dù số liệu thống kê không có sẵn nhưng thiệt hại kinh tế do chất lượng vỏ trứng kém ước tính khoảng 6 tỷ Rs mỗi năm (khoảng 150 triệu gà đẻ thương phẩm và mỗi gà tốn 40Rs/ gà/năm do vỏ trứng nứt). Số lượng trên không tính trứng giống ấp nở. Những quả trứng vỡ này đều được tính trong chi phí sản xuất vì vậy bất cứ sự cố gắng thành công nào làm giảm tỷ lệ trứng vỡ đều tăng lợi nhuân cho người sản xuất trứng. Trong tương lai nghành công nghiệp trứng sẽ cùng với các nhà sản xuất để đổi mới và cung cấp trứng chất lượng và giá hợp lý.
Duy trì chất lượng vỏ trứng là rất khó, ngay cả với những hiểu biết hiện tại không thể giải quyết hết tất cả các vấn đề về chất lượng vỏ trứng. Tuy nhiên chúng ta có thể giảm đáng kể lượng trứng bị mất do chất lượng vỏ trứng kém. Điều này có thể thực hiện được nếu chúng ta hiểu được rằng vỏ trứng vỡ thường không do một nguyên nhân duy nhất. Nhiều yếu tố gây ra giảm chất lượng vỏ trứng kém như vấn đề sức khỏe của đàn gà, quản lý chăm sóc, điều kiện môi trường, giống và sự thiếu dinh dưỡng.