Chia sẻ kiến thức về bệnh Dịch tả heo châu Phi và nâng cao năng suất chăn nuôi

25/03/2019

Ngày 20/3/2019, tại Hà Nội, Công ty Cổ phần Thú y Xanh Việt Nam (Greenvet) và Công ty Miavit tổ chức Hội thảo kỹ thuật với hai nội dung: bệnh Dịch tả heo châu Phi (ASF) và Ứng dụng giải pháp dinh dưỡng nâng cao năng suất heo.
Tham dự Hội thảo có lãnh đạo, cán bộ nhân viên Công ty GreenVet; Công ty Miavit Việt Nam; các trang trại chăn nuôi heo, Công ty thức ăn chăn nuôi và các cơ quan báo chí…

Toàn cảnh Hội thảo

Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Vũ Văn Diễn – Phó Tổng giám đốc Greenvet kiêm giám đốc Công ty Greenbiovet Việt Nam, cho biết, năm 2019, Công ty và các khách hàng đối mặt với bệnh Dịch tả heo châu Phi và năng suất chăn nuôi còn thấp. Vì vậy, Greenvet tổ chức Hội thảo này với mục đích đồng hành, chia sẻ, cảm thông với bà con chăn nuôi trong giai đoạn khó khăn này, để bà con có thêm sức mạnh, củng cố tinh thần và an tâm kiểm soát dịch bệnh, vững bước phát triển trong tương lai.

Ông Vũ Văn Diễn – Phó Tổng giám đốc Greenvet kiêm giám đốc Công ty Greenbiovet Việt Nam

Tiếp theo, ông Axel Jarchow – Tổng Giám đốc Công ty Miavit Việt Nam đã giới thiệu về Công ty Miavit (Đức). Theo đó, Miavit là một công ty gia đình chuyên về dinh dưỡng vật nuôi, thành lập từ năm 1962 bởi một bác sĩ thú y. Năm 1973, Miavit bắt đầu xuất khẩu sản phẩm premix tới nhiều quốc gia trên thế giới. Khoảng 12 năm qua, Miavit đã tăng trưởng 169%. Điều này, bắt đầu từ việc châu Âu có quy định không sử dụng thay kháng sinh trong chăn nuôi và quan tâm đến các sản phẩm thay thế – lĩnh vực mà Miavit vị trí hàng đầu.

Ông Axel Jarchow – Tổng Giám đốc Công ty Miavit Việt Nam

Ông Axel Jarchow cũng cho biết thêm, Miavit đã đầu tư nhiều kinh phí nghiên cứu phát triển sản phẩm và không dùng các sản phẩm nghiên cứu chuyển giao. Vì vậy, các sản phẩm của Miavit đạt nhiều tiêu chuẩn quốc tế, có thể vận chuyển, bảo quản thời gian dài, qua nhiều vùng thời tiết khác nhau… Tại Việt Nam, Miavit đã tăng sản lượng gấp 3 lần trong vài năm qua.

Chuyên gia chăn nuôi heo của Công ty Miavit (Đức) – TS Alffons Heseker đã có bài trình bày “Ứng dụng các giải pháp dinh dưỡng của Miavit để nâng cao năng suất đàn heo”.

TS Alffons Heseker – chuyên gia chăn nuôi heo của Công ty Miavit (Đức)

TS Alffons ví von việc nhu cầu dinh dưỡng vật nuôi có điểm tương đồng với một chiếc xe ô tô. Chiếc xe đi bình thường cần xăng, dầu ở mức độ vừa phải, cũng như vật nuôi cần dinh dưỡng cơ bản là điều hòa thân nhiệt, hệ thống thần kinh, trao đổi chất, cơ quan tiêu hóa. Nhưng khi chiếc xe chở hàng hoặc đi lên dốc thì cần nhiều xăng dầu hơn, tương tự, vật nuôi sinh sản hay sản xuất sữa, lấy thịt thì cần nhiều năng lượng, dinh dưỡng hơn.

Vì vậy, cần thiết phải bổ sung thức ăn với mục đích: Heo đực tăng năng suất sinh sản; Heo nái đẻ nhiều, tăng cường sức đề kháng, tăng tiết sữa; Heo con sơ sinh khỏe mạnh, cứng cáp.Các thời điểm cần sử dụng thức ăn bổ sung dinh dưỡng cho heo như thụ tinh, đẻ, sữa đầu, tiết sữa, cai sữa, vỗ béo, thời tiết nóng…
Đơn cử, có thể bổ sung dinh dưỡng cho heo nái giai đoạn phối từ 5-7 ngày mục đích giúp heo động dục tốt hơn; Tăng lượng trứng rụng; Tăng lượng tỷ lệ đậu thai; Giảm số ngày không sinh sản; Tăng tỷ lệ sống của heo con; Độ đồng đều của heo sơ sinh tăng lên. Theo tính toán, một ngày nái không sinh sản thiệt hại 65 800 VNĐ/nái/ngày.
Hoặc trong giai đoạn nuôi con, nái thường sút cân, do phải huy động nguồn dự trữ protein và thiếu các nguyên tố vi lượng, ảnh hưởng sức khẻo của heo. Biểu hiện của nái thiếu vi lượng đó là giảm khả năng sinh sản, thai kì dài, heo con nhẹ cân (do thiếu Zn). Thiếu Cu, nái bị rối loạn chức năng sinh sản, chết phôi. Thiếu Mn, nái sảy thai, sinh non, “giảm động dục”, chậm phát dục. Hoặc thiếu nguyên tố J, heo con nhẹ cân.
TS Alffons cũng nhấn mạnh, đối với heo con sơ sinh, thử thách lớn nhất khiến heo bị chết trong 3 ngày đầu tiên là bị mẹ đè (45%), yếu (30%) và heo nhỏ chiếm 11%. Vì vậy, để tăng tỉ lệ sống của heo sơ sinh lên, cần thiết: 1. Đảm bảo nhiệt độ chuồng (22ºC); nhiệt độ úm 32-35ºC; 2. Đảm bảo chỗ nằm của heo con phải khô ráo, sạch sẽ; 3. Tăng hấp thu dinh dưỡng sữa đầu từ >150-200g/heo. Vì vậy, cần bổ sung năng lượng dinh dưỡng và năng lượng kịp thời là cách tốt nhất đảm bảo tỷ lệ sống sót ở heo sơ sinh.
Theo TS Alffons, đáp ứng nhu cầu bổ dung dinh dưỡng cho heo (đực, nái, heo con), Miavit đã đưa ra bộ ba sản phẩm chất lượng co là: SOS tab – Circolin – Miakick.
Cụ thể, giai đoạn trước và sau đẻ 1 tuần, với Circolin giúp điều hòa trao đổi chất, tăng sữa mỡ, tăng lượng kháng thể trong sữa đầu; Kích thích tiết sữa, đảm bảo lượng sữa và chất lượng sữa cho heo con; Tăng miễn dịch, tăng sức chống chịu bệnh của heo nái, hạn chế viêm nhiễm; Chống heo mòn heo nái.. Sau phối, Circolin có tác dụng giúp phôi phát triển ổn định, làm tổ tốt, đảm bảo chu kỳ sau thai phát triển khỏe mạnh; Tốt nhất nên dùng Circolin trong giai đoạn 30 ngày đầu mang thai với liều dùng 10g/nái/ngày.
Sản phẩm SOS tabs giúp phục hồi nhanh lại cơ thể để đảm bảo chu kì phối giống kế tiếp. Kích thích việc lên giống thông qua cơ chế tiết hóc môn nội sinh; Giúp việc lên giống đồng đều, độ mê ì sâu; Tăng lượng trứng rụng, thúc đẩy trứng chín, giúp đẻ sai; Còn đối với đực giống, sản phẩm này cũng giúp tăng tính hăng, chất lượng tinh trùng, chống hiện tượng chết tinh, mất tinh…
Sản phẩm Miakick là nguồn năng lượng tức thì cho heo sơ sinh giúp cung cấp nguồn năng lượng nhanh chóng choheo con tránh giảm thân nhiệt và kích thích hấp thu sữa đầu nhanh chóng. Ổn định hệ vi sinh đường ruột, giúp phòng ngừa ruối loạn tiêu hóa, tiêu chảy sớm ở heo con. Nâng cao hệ miễn dịch, tăng cường sức sống cho heo con…
Cũng trong hội thảo, nội dung được đón đợi, quan tâm nhất đó là những chia sẻ của TS Kenjiro Inui – Chuyên gia chẩn đoán bệnh tổ chức FAO Việt Nam về: “Bệnh Dịch tả heo châu Phi – ASF”. Cụ thể các nội dung ông Kenjiro cung cấp như sau: Lịch sử; Những vụ dịch gần đây; Đặc điểm của bệnh Dịch tả heo châu Phi; Triệu chứng lâm sàng; Bệnh lý; Chẩn đoán phân biệt; Yếu tố nguy cơ làm truyền lây virus vào trại heo; Nhận biết ASF trong trại; Chẩn đoán phòng thí nghiệm; Chiến lược đối phó với dịch tả tại Việt Nam.

TS Kenjiro Inui – Chuyên gia chẩn đoán bệnh tổ chức FAO Việt Nam chia sẻ về ASF

Ông TS Kenjiro Inui cho biết, tại Trung Quốc, bệnh Dịch tả heo châu Phi đã bắt đầu vào tháng 8, bùng nổ mạnh mẽ nhất vào tháng 11/2018 và đến tháng 3/2019 đã có hấu hiệu hạ nhiệt sau những nỗ lực mạnh mẽ, quyết liệt của doanh nghiệp và chính quyền nước này. Đây là một tin tốt lành.

Tại Việt Nam, bệnh ASF chủ yếu bùng nổ ở các trại chăn nuôi nhỏ. Cụ thể có 287 trại chăn nuôi từ 1-9 con nhiễm bệnh; 175 trại từ 10-19 con bị nhiễm bệnh ASF; trên 100 con chỉ có 6 trại bị nhiễm.
Ông Kenjiro Inui rút ra một điều, các trại chăn nuôi nhỏ có hệ thống an toàn sinh học kém bị nhiễm bệnh. Vì vậy, những người chăn nuôi quy mô lớn nên nhớ đảm bảo an toàn sinh học và sát trùng là biện pháp tốt nhất, cốt tử để bảo vệ đàn heo trong thời điểm nhạy cảm này. Ông Kenjiro Inui nhấn mạnh 3 lần: An toàn sinh học, an toàn sinh học và an toàn sinh học là cách phòng bệnh tốt nhất. Ông mong muốn các trại chăn nuôi hãy truyền thông điệp an toàn sinh học đến tất cả các nhân viên của mình.
Chuyên gia của FAO cũng chia sẻ thêm, đối với châu Âu hay Trung Quốc, những trại lớn nhờ áp dụng những biện pháp an toàn sinh học tốt nên rất ít bị ảnh hưởng. Cùng với đó, ông đưa thêm các biện pháp phòng bệnh tại trại heo như sau:
1, Không cho heo ăn thức ăn thừa. Nếu cho ăn thì phải nấu chín kỹ thức ăn từ 20-30 phút; 2, Thay quần áo và và ủng khi ra vào khỏi trại (tắm); 3, Sát trùng ở lối ra và vào trại (xe tải, ô tô, thức ăn, thiết bị, dụng cụ,….); 4, Sát trùng lối ra/vào chuồng heo ở trong trại; 5. Sử dụng chất sát trùng phù hợp; 6. Cho heo ăn thức ăn có nguồn gốc tin cậy; 7. Mua tinh trùng ở nguồn tin cậy; 8.Kiểm dịch nghiêm ngặt khi nhập mới heo vào trại; 9. Không tiếp xúc với heo rừng..
Nếu trang trại có nuôi mèo, mèo không là vật chủ chứa virus ASF nhưng nó nhưng vết chân có thể chạy xung quanh trại và lây lan nhanh ở trang trại rất nhanh.
Ngoài ra, sự đề kháng của ASF rất tốt và giống như virus H5N1, và lưu ý nó tồn tại tốt trong thực phẩm như thịt, nên hạn chế đưa nguồn thịt từ bên ngoài vào. ASF ảnh hưởng đến heo ở mọi lứa tuổi. Dịch tả cổ điển và tai xanh hiếm khi gây chết ở heo nái nhưng nếu heo nái chết, đồng nghĩa với việc chúng ta phải nghi ngờ trại đã bị nhiễm ASF.
ASF là bài toán khó nhưng cũng là cơ hội cho người chăn nuôi chuyên nghiệp. Đây là cơ hội để tái cấu trúc ngành chăn nuôi. Chăn nuôi nhỏ lẻ, chộp giật sẽ thu hẹp. Tương lai và cơ hội với người chăn nuôi lớn, chuyên nghiệp sẽ rộng mở.
Đại diện của Greenvet bổ sung thêm, khi tiêm cho heo, cần thiết nên chỉ dùng một mũi tiêm hoặc một vài con để tiêm, tránh việc dùng tất cả đàn cho một mũi tiêm, rất dễ lây lan bệnh ASF cho cả đàn.
Một số hình ảnh khác tại Hội thảo:

Đại diện của một trang trại chăn nuôi đặt nhiều câu hỏi với chuyên gia của FAO về bệnh ASF và các sản phẩm của Miavit.

Ông Bạch Quốc Thắng, Tổng giám đốc Greenvet cùng các chuyên gia giải thích thêm về ASF và sản phẩm của Miavit

Các đại biểu tham gia Hội thảo chụp ảnh lưu niệm.Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm với các chuyên gia và lãnh đạo Greenvet

Trả lời