KIỂM SOÁT LÂY NHIỄM DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI NGAY TỪ CỔNG VÀO TRANG TRẠI

07/03/2019

Dịch tả heo châu phi hiện đang có diễn biến phức tạp. Vì vậy người chăn nuôi nên có biện pháp phòng tránh kiểm soát đẩy lùi lây nhiễm dịch tả heo châu phi ngay từ cổng vào trang trại.

  1. Virus gây bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (ASF)
– Virus gây bệnh ASF là virus duy nhất thuộc họ Asfaviridae, giống Asfivirus

– Thời gian ủ bệnh khoảng từ 4-19 ngày, phụ thuộc vào virus, vật chủ và đường lây nhiễm,

– Con vật đã có thể bài thải virus ngay từ 2 ngày trước khi có biểu hiện triệu chứng

– Thời gian bài thải virus thay đổi phụ thuộc vào độc lực của chủng virus ASF – heo nhiễm virus ASF độc lực thấp có thể nhiễm trùng dai dẳng và bài thải trong hơn 70 ngày sau nhiễm.

– Virus được bài thải qua nước bọt, nước mắt, dịch mũi, nước tiểu, phân, tinh dịch, máu.

– Virus tồn tại rất lâu trong môi trường: thịt xay (105 ngày); máu ở 4oC (18 tháng); phân ở nhiệt độ phòng (11 ngày); chuồng trại (1 tháng),…

– Thức ăn nấu ở nhiệt độ 70oC trong vòng 30 phút có thể làm bất hoạt virus

 

  1. Một số triệu chứng và bệnh tích điển hình của Dịch tả lợn Châu Phi
Heo sốt cao đột ngột (41-43oC), ủ rũ, bỏ ăn, nằm thành đốngThở khó, chảy nước mũi, có thể lẫn máu tươiXuất huyết tại các vùng da mỏng (bụng, bẹn, gốc tai,…)

 

Lách sưng to, đen, cạnh tùCác hạch lâm ba sưng to, đỏ tấy (trông như túi máu)Xuất huyết thành túi mật, hạch lympho đường tiêu hóa, toàn bộ đường tiêu hóa xuất huyết điểm.
  1. Các nguồn lây nhiễm Dịch tả lợn Châu Phi

 

4. Kiểm soát lây lan ASF ngay từ cổng vào trang trại

Hiện nay, chưa có vaccine hoặc bất kỳ biện pháp điều trị nào để xử lý bệnh Dịch tả heo Châu Phi. Chính vì vậy, áp dụng an toàn sinh học chặt chẽ, sử dụng các chất sát trùng là phương pháp duy nhất để kiểm soát bệnh lây lan.

Theo tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc (FAO) và Tổ chức Dịch Tễ Thế Giới (OIE) khuyến cáo, những chất sát trùng được chứng minh là có hiệu quả tiêu diệt được virus Dịch tả heo Châu Phi bao gồm: Hypochlorites, Glutaraldehyde, Ete, Chloroform. Virus cũng bị bất hoạt trong dung dịch xút (NAOH 8/1000) (30 phút), hypochlorites – 2.3% chlorine (30 phút), formalin 3/1000 (30 phút) và các hợp chất của Iodine.

GOOD FARM L

Thành phần: Glutaraldehyde15 %; Benzalkonium chloride solution 10 %

Chất sát trùng hoạt phổ rộng

Siêu bám dính, tác dụng kéo dài

Tiêu diệt các loại virus, vi khuẩn, nấm và các vi sinh vật gây bệnh khác.

Đặc biệt hiệu quả trong công tác phòng chống dịch tả heo Châu Phi, Lở mồm long móng, Cúm, Newcastle, Gumboro,…

 

Các biện phát an toàn sinh học và ứng dụng Good Farm L (Glutaraldehyde) trong phòng chống Dịch tả lợn Châu Phi

Kiểm soát chặt chẽ người, phương tiện vận chuyển (thức ăn chăn nuôi, động vật, chất thải,…), phương tiện đi lại

 

Sát trùng phương tiện vận chuyển: pha loãng Good Farm L với liều 20 ml/10 lít nước, phun toàn bộ xe, phun kỹ gầm xe, bánh xe.Người lái xe cũng cần sát trùng tay, giầy hoặc thay quần áo sạch nếu đến gần khu vực chăn nuôi

 

Công nhân, khách, cán bộ kỹ thuật cần thay quần áo sạch và đi qua khu vực sát trùng trước khi vào trạiHố sát trùng, thùng sát trùng ủng trước khi vào chuồng trại: pha loãng Good Farm L với liều 100 ml/10 lít nước

 

Sát trùng phương tiện, dụng cụ chăn nuôi: pha loãng Good Farm L với liều 20 ml/10 lít nước

 

Sát trùng chuồng trại: Dọn sạch các chất thải, chất hữu cơ trong chuồng nuôi trước khi phunPhun sát trùng: Pha loãng Good Farm L với liều 25 ml/10 lít nước

Phun sương vào không khí, nền chuồng, xung quanh chuồng nuôi

 

(Nguồn: FAO; OIE; CFSPH)

Trả lời