Mycoplasma hyopneumoniae (Mhyo) là nguyên nhân gây bênh suyễn heo, tiếp tục ảnh hưởng đến nghành công nghiệp heo thế giới. Thiệt hại của bệnh rất khác nhau và tăng khi kết hợp với các nguyên nhân virus khác thường khoảng 11 USD/ heo. Do vậy người chăn nuôi nên có các biện pháp tốt để phòng tránh các bệnh có nguồn gốc từ Mycoplasma hyopneumoniae (Mhyo).
Ba yếu tố cần phải chú ý khi xem xét tính khả thi của chương trình xóa dịch M. hyopneumoniae ở mỗi trại gồm: đàn hậu bị thay thế âm tính, chi phí và lợi nhuận của đầu tư , nguy cơ tái nhiễm
Xóa dịch hay không xóa dịch ?
Ba yếu tố cần được quan tâm khi xác định tính khả thi của chương trình xóa dịch Mhyo ở mỗi trại:
1. Đàn thay thế âm tính: Điều quan trọng là phải tiếp cận được nguồn cung cấp ổn định động vật thay thế Mhyo ở cuối chương trình xóa dịnh. Đối với một số hệ thống, xóa dịch Mhyo có nghĩa là thay thế nguồn nái hậu bị. Sự thay đổi này phải được đánh giá do nó có thể gây tác động tiêu cực như đưa mầm bệnh vi khuẩn vius khác chủng với chủng ở trại nhận, và có nguy cơ làm mất ổn định sức khỏe của đàn.
2. Chi phí và lợi nhuận của đầu tư: Chi phí và lợi nhuận của đầu tư: do protocol xóa dịch rất khác nhau nên chi phí của chương trình xóa dịch cũng rất khác nhau. Chi phí chính của chương trình là thuốc men, chẩn đoán và các chi phí liên quan đến đóng cửa đàn. Ước tính chi phí thuốc men khoảng 3-50 USD/nái phụ thuộc vào chương trình thực hiện. Gần đây người ta ước tính chương trình xóa dịch bao gồm cả đóng cửa đàn, hai tuần dùng thuốc qua nước uống dùng Lincomycin cho nái, tulathromycin cho heo con 1 và 14 ngày tuổi, và 3 vaccine cho nái khoảng 15.90 USD/nái. Ước tính lợi ích kinh tế khoảng 4.99 USD/heo và mất khoảng 3 -12 tháng để phục hồi đầu tư ban đầu. (Linhares et al., 2017).
3. Nguy cơ tái nhiễm: Mặc dù chương trình xóa dịch có thể thực hiện được nhưng rất quan trọng để đánh giá nguy cơ tái nhiễm trở lại trong thời gian dài. Con đường chính lây truyền Mhyo là tiếp xúc trực tiếp giữa heo với nhau. Vì vậy, sau khi kết thúc chương trình xóa dịch một kế hoạch theo dõi Mhyo phù hợp và protocol kiểm dịch nên được thực hiện để ngăn ngừa đưa vào trại heo bị bệnh. Truyền lây qua khí dung đã được ghi nhận ở nhiều tài liệu và sự nhiễm Mhyo được tìm thấy ở cách xa 9.2 km vì vậy ở những vùng có mật độ heo cao có nguy cơ tái nhiễm cao. Tuy nhiên, sự truyền ngang của Mhyo cho heo thịt âm tính với tỷ lệ thấp thậm chí ở những vùng có mật độ heo cao. Cuối cùng, quan sát được sự tồn tại của Mhyo ở 40C lên đến 8 ngày trên bề mặt nhiều vật chất và tồn tại 2 ngày ở 25-370C. Điều này cho thấy truyền lây gián tiếp qua các bề mặt tạp nhiễm là có thể xảy ra, vì vậy an toàn sinh học hiệu quả phải được thực hiện để tránh lây bệnh qua con người và phương tiện.
Những lưu ý trong xóa dịch
1. Chẩn đoán ban đầu là rất quan trọng để ước tính tỷ lệ heo phơi nhiễm trong đàn (bảng 1). Mẫu huyết thanh được lấy từ những con nái ở lứa khác nhau ( nếu chưa được tiêm vaccine trước đó) hoặc mẫu khí quản của nái ở lứa khác nhau và nái hậu bị ở tuổi khác nhau để ước tính tỷ lệ lưu hành của bệnh trong mỗi nhóm heo của trại.
Bảng 1: Protocol xóa dịch M. hyopneumoniae ở một trại
Tuần | Hoạt động | Giai đoạn |
– 5 | Chẩn đoán ban đầu xác định mức độ phơi nhiễm | Phơi nhiễm |
1-4 | Đào tạo công nhân, thực hiện chương trình thích nghi và phơi nhiễm nái (tiếp xúc với con vật hoặc tiêm chủng vaccine) | |
5-37 | Đóng cửa đàn | |
6 | Xác minh sự phơi nhiễm (huyết thanh học hoặc swabs khí quản) | Phục hồi |
25-28 | Làm vaccination và nhắc lại ở nái dạ và nái hậu bị | |
30-32 | Làm sạch và sát trùng toàn bộ khu vực | |
31-34 | Tiêm kháng sinh heo con | |
33-36 | Trộn kháng sinh trong thức ăn cho heo nái và rút ngắn tuổi cai sữa còn 15 ngày | Xác định |
36 | Chẩn đoán ( Swabs khí quản ở nái trẻ) | |
37 | Hậu bị âm tính qua kiểm dịch | |
37-57 | Xác định việc loại thải. Sử dụng heo báo hiệu là hậu bị âm tính. Swabs khí quản hoặc huyết thanh |
2. Trong giai đoạn phơi nhiễm, mục đích là đảm bảo tất cả nái đều bị nhiễm Mhyo trước khi đóng cửa đàn. Đây là một trong những giai đoạn khó khăn nhất, và là chìa khóa của chương trình xóa dịch. Hiện nay, không có một phương pháp nhất quán nào để đảm bảo sự nhiễm bệnh cho tất cả heo trong đàn. Phương pháp phổ biến nhất là sử dụng nái bị bệnh (thường là nái loại thải) cho tiếp xúc với nái thay thế trong khu vực thích nghi. Một phương pháp ít giá trị hơn là tiêm vào khí quản dịch mô phổi đồng nhất. Tuy nhiên phương pháp này đòi hỏi người có trình độ và nó gây stress cho con vật. Gần đây sử dụng máy phun sương để giải phóng Mhyo trong một không gian giới hạn đảm bảo sự phơi nhiễm cho nái âm tính đã được khám phá
3. Xác minh sự phơi nhiễm được thực hiện thông qua lấy mẫu chẩn đoán. Điều này có thể khó khăn do hạn chế về phương pháp chẩn đoán và phương pháp lấy mẫu. Phát hiện kháng thể trong huyết thanh bằng ELISA là phương pháp được dùng phổ biến nhất. Tuy nhiên vaccine có thể dẫn đến đọc kết quả sai. Một số phương pháp lấy mẫu để phát hiện Mhyo ở đường hô hấp heo sống như dịch mũi, dịch hầu họng, khí quản (hình 1) và swabs thanh quản, dịch rửa thanh khí quản và dịch miệng. Do vi khuẩn định cư và nhân lên ở khí quản và phổi nên mẫu swabs ở đường hô hấp trên (dịch mũi, thanh quản, dịch miệng) không nhạy đặc biệt là khi pha cấp tính của bệnh đã kết thúc. Theo kinh nghệm của chúng tôi, swabs khí quản là mẫu nhạy nhất để phát hiện Mhyo đặc biệt là ở nái nhiễm bệnh mãn tính.
4. Sau khi xác định được tất cả nái đều phơi nhiễm, bắt đầu đóng cửa đàn kéo dài trong 36 tuần (thời gian ước tính bài thải Mhyo). Trong thời gian này, không một nái thay thế nào được nhập vào trại, chỉ những con đã phơi nhiễm với Mhyo trước khi đóng cửa đàn mớ được sử dụng. Tương tự như vậy, nếu trại là trại khép kín từ đẻ đến heo thịt, cai sữa phải được tách biệt với một khu vực bên ngoài trong suốt thời gian đóng cửa trại.
5. Vaccin và dùng thuốc: Tất cả đàn giống nên được tiêm vaccine ở giữa thời gian đóng cửa đàn và nhắc lại sau 3 tuần. Có một vài lịch dùng thuốc nhưng thông thường nái dùng thuốc qua thức ăn hoặc nước uống trong 2-4 tuần, và heo con tiêm kháng sinh lúc 1 và 14 ngày tuổi. Mục đích là giảm áp lực nhiễm bệnh và bài thải mầm bệnh.
6. Làm sạch và sát trùng: Trước khi mở đàn lại, cần sát trùng toàn bộ trại gồm văn phòng, tủ lạnh, hệ thống làm mát và hành lang. Và còn khuyến cáo rằng loại bỏ lọ đựng vaccine Mhyo sau khi sử dụng.
7. Giảm tuổi cai sữa: Khoảng 4 tuần trước khi tái đàn trở lại nên giảm tuổi cai sữa xuống còn 14 ngày để giảm nguy cơ heo con bị nhiễm bệnh và giảm lượng vi khuẩn có trong môi trường.
8. Xác minh sự xóa dịch: Lấy mẫu từ con nái trẻ nhất (hoặc con cuối cùng bị nhiễm bệnh) và khi nó dừng bài thải mầm bệnh thì nhập nái âm tính với bệnh vào trại. Những con nái này có thể được sử dụng như nái báo hiệu và theo dõi trong thời gian 20 tuần để xác định tình trạng âm tính của đàn.